Xử lý chất thải chăn nuôi lợn
Xử lý chất thải chăn nuôi heo đang là một vấn đề đau đầu của các trang trại chăn nuôi lớn. Chất thải chăn nuôi heo không chỉ ảnh hưởng môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo Tổng cục thống kê tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm 6 tháng đầu năm 2018. Tại Việt Nam có khoảng 386 triệu con heo các loại (lợn thịt, lợn nái, lợn đực giống).
Với lượng chất thải rắn mà các vật nuôi này có thể thải ra (kg/con/ngày) là: khoảng 2kg/ngày. Do vậy hàng năm, một lượng chất thải chăn nuôi khổng lổ được thải ra môi trường tại Việt Nam. Khoảng 772 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 300 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn bị xả thẳng ra môi trường. Hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trang trại chăn nuôi heo
Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay. Khoảng 0,24 tấn CO2 sẽ phát thải vào không khí. Quy đổi thì với tổng khối chất thải chăn nuôi heo nêu trên thì sao?. Chúng sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2.
Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính. Làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu). Còn nguy hiểm hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.
Chính vì thế, trong nội dung bài viết này chúng tôi đem đến một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo như sau:
Xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học):
Phương pháp này được đánh giá là giải pháp hữu ích như sau:
+Thứ nhất: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng;
+Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống;
+Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH. Thay thế phân bón hóa học.
Như vậy, nhờ có công trình Biogas mà lượng lớn chất thải chăn nuôi sẽ đựợc xử lý tạo ra chất đốt. Chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.
Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ dừng ở giai đoạn phân hủy tương đối. Nguồn chất thải, nguồn nước và chất cặn bã từ Bioga vẫn có thể gây ô nhiễm. Chúng vẫn cần được tiếp tục xử lý. Mặt khác toàn bộ phân, nước tiểu, thức ăn rơi vãi trong chuồng nuôi vẫn gây ô nhiễm và bốc mùi hôi.
Hóa chất xử lý chất thải chăn nuôi heo
Xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng chế phẩm sinh học:
+ Xử lý môi trường bằng men sinh học:
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Người ta đã sử dụng các vi sinh vật để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Được gọi là “Chế phẩm sinh học “. Sử dụng men sinh học rất đa dạng. Như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi.
+ Chăn nuôi trên đệm lót sinh học:
Là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (Phôi bào, mùn cưa…). Hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (Thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…). Cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học.
Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn. Thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus… với mong muốn tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng có lợi đường ruột. Tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế. Nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chế phẩm sinh học là quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng có hoạt tính cao. Được thiết kế chuyên biệt cho tất cả hệ thống xử lý nước thải. giúp kiểm soát chỉ tiêu BOD, COD. Giúp nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường.
xử lý chất thải chăn nuôi
Chế phẩm sinh học được thiết kế đặc biệt để kiểm soát phản ứng tạo khí có mùi. Các hợp chất phản ứng này đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử cô lập. Gắn kết cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học. Do đó ngăn cản mùi thoát ra. Chính vì thế sản phẩm này giúp kiểm soát mùi hôi phát sinh từ chuồng trại, phân heo một cách hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét