Các cách kiểm tra bùn vi sinh khi nào thì bùn vi sinh già

Các cách kiểm tra bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, thế nào là bùn vi sinh già? Khi nào cần phải xả bùn dư.

 Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hoặc các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có quá trình xử lý sinh học, thì hệ bùn vi sinh trong bể giữ vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.


bùn vi sinh trong xử lý nước thải

Trong quá trình bùn hoạt tính truyền thống, các vi sinh vật sử dụng oxy để phân huỷ chất hữu cơ (là thức ăn) cho sự tăng trưởng và sự phát triển của chúng. Theo thời gian nước thải di chuyển qua bể sục khí, thực phẩm (BOD) giảm khi gia tăng kết quả trong khối tế bào (nồng độ MLSS).

Vậy để kiểm tra hệ bùn vi sinh này đang trong tình trạng như thế nào, và khi nào thì bùn vi sinh già. Công ty Môi trường CCEP đưa ra các cách kiểm tra bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và các nhận biết bùn vi sinh già.


Bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có thể gồm 3 dạng cụ thể sau: bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn kỵ khí.

Màu của bùn, các đặc tính của bùn như kích thước bông bùn, tốc độ lắng phụ thuộc vào từng loại nước thải cụ thể.

các cách kiểm tra bùn vi sinh, bùn vi sinh già


Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí


Các đặc tính của bùn vi sinh có thể được phân ra như sau:

Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí
Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, lớp bùn hoạt tính hiếu khí thường có các đặc trưng sau:

- Bùn vi sinh có màu nâu nhạt.

- Bùn trong giai đoạn sục khí sẽ rất mịn, khi bắt đầu dừng sục khí thì lơ lửng và có hiện tượng tạo bông bùn.

- Bùn hoạt tính sau khi tắt sục khí khoảng 5 phút, thì lúc đó các bông bùn được hình thành. Các bông bùn chính là các vi sinh vật kết hợp lại với nhau tạo thành 1 khối. Các bông bùn có khối lượng riêng lớn hơn nước nên chìm xuống dưới.

- Bùn vi sinh với tuổi bùn hợp lý sẽ kết thành khối vừa đủ, không có các bùn non sinh ra lơ lửng khó lắng trong nước

Cách kiểm tra bùn vi sinh bể thiếu khí như sau:
cách kiểm tra bùn vi sinh, bùn vi sinh già

Lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn.


Khi nào gọi là bùn vi sinh già?
Bùn vi sinh trong bể Hiếu khí được gọi là bùn vi sinh già khi tuổi của bùn lớn hơn 10 - 15 ngày.

Tuổi bùn là lượng thời gian, đơn vị tính là ngày, chất rắn hoặc vi khuẩn ở trong bể hiếu khí. Tuổi bùn thường được duy trì một lượng bùn hoạt tính phù hợp trong bể hiếu khí. Thông thường tuổi bùn duy trì từ 3 - 10 ngày.



Khi nào gọi là bùn vi sinh già

Công thức tính tuổi bùn như sau:

Ví dụ:

- Thể tích bể hiếu khí = 1.06 MG (CHUYỂN ĐỔI SANG m3) = 1.06 x 1.000 = 1.060 GPD = 1.060 x 0,003785 = 4 m3.

- MLSS = 3.500 mg/L

- Lưu lượng bùn thải (WAS Flow) = 0,06 MGD = 0,23 m3/ngày.

>> Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải)
Hoặc

Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí x 8.34)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải x 8.34)

Bùn vi sinh thiếu khí
Trong bể sinh học Thiếu khí thường duy trì mức DO thấp bằng cách tuần hoàn bùn từ bể vi sinh Hiếu khí và được đảo trộn bằng các máy khuấy chìm hoặc các cánh khuấy để tăng sự tiếp xúc của vi sinh vật với nước thải, đồng thời tránh cho lớp bùn vi sinh nằm lại trong bể Thiếu khí.

Tương tự như trong bể Hiếu khí, cách kiểm tra bùn vi sinh bể thiếu khí như sau:

Lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn.

Bùn vi sinh bể Thiếu khí có các đặc điểm sau:

- Bùn vi sinh thiếu khí thường có màu nâu xẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.

- Do quá trình đảo trộn không gây vỡ bông bùn, do đó các vi sinh vật kết bông lại với nhau, và kích thước bùn trong bể thiếu khí cũng lớn hơn kích thước bùn trong bể Hiếu khí

- Do đó Tốc độ lắng của bùn vi sinh Thiếu khí cũng lớn hơn trong bể Hiếu khí

cách kiểm tra bùn vi sinh bể thiếu khí, bùn vi sinh già

Tại bể vi sinh Thiếu khí xảy ra quá trình Denitrat hóa chuyển hóa NO3- thành các Nito dạng khí (NO2­) do đó tại bể Thiếu khí sẽ có các bọt khí thoát ra, khi dừng đảo trộn các bọt khí này bám vào các bông bùn và kéo bông bùn nổi lên trên bề mặt.

Bùn vi sinh kỵ khí
Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện trong các bể tự hoại, bể yếm khí trong dây chuyền xử lý AAO.

- Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen,

- Bùn kỵ khí được chia làm 2 loại:

  + Bùn kỵ khí lơ lửng (kỵ khí tiếp xúc) được các máy khuấy, hoặc bơm đảo trộn để tăng sự tiếp xúc giữa bông bùn và vi sinh vật

  + Bùn kỵ khí dòng chảy ngược xuất hiện trong các bể UASB. Bùn hạt có đặt điểm là bùn có dạng hạt, bông bùn to, lắng nhanh, bùn càng lớn thì lớp vi sinh vật phát triển càng mạnh.

Bể kỵ khí trở nên tốt hơn khi có các lớp bùn, váng nổi nổi lên trên bề mặt bể tạo thành một lớp dày ngăn cách không khí tại mặt thoáng của bể. Các bể kỵ khí thường phải đảm bảo đủ độ sâu để quá trình kỵ khí diễn ra tốt nhất.

Trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng hương pháp sinh học, phải theo dõi tình trạng của vi sinh theo các cách kiểm tra bùn vi sinh nêu trên.

Trong trường hợp có hiện tượng khác thường, yêu cầu tính lại tuổi bùn để kết luận bùn vi sinh già hay không?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Nhiệt

Giới thiệu dịch vụ vệ sinh môi trường moitruongmiennam